Kinh tế Thời_kỳ_Heian

Trong khi một mặt thời kỳ Heian là một giai đoạn hòa bình kéo dài bất thường, một mặt nó lại làm suy yếu nền kinh tế Nhật Bản và dẫn đến nghèo đói cho gần như mọi cư dân chỉ trừ một vài người thuộc giai tầng trên. Các quý tộc được hưởng lợi lộc từ nền văn hóa Heian, những Yokibito nghĩa là "người tốt" hay "người may mắn", có tổng số 5000 người ở đất nước có 5 triệu dân. Một lý do mà tầng lớp samurai có thể nắm quyền là giai cấp quý tộc thống trị thiếu khả năng quản lý nước Nhật và các tỉnh. Cho đến năm 1000 chính quyền không còn biết làm thế nào để phát hành tiền tệ nữa và tiền dần dần biến mất. Việc thiếu các phương tiện trung gian hữu hình để trao đổi kinh tế được minh họa rõ rệt trong các tiểu thuyết đương thời. Ví dụ như người đưa thư được thưởng những vật dụng hữu ích, như lụa kimono cũ, thay vì trả tiền.

Những kẻ thống trị Fujiwara đã thất bại trong việc duy trì lực lượng cảnh sát đầy đủ, khiến bọn cướp tự do bắt du khách. Điều này được minh họa ngầm trong tiểu thuyết bởi nỗi kinh hoàng khi đi lại vào ban đêm của các nhân vật chính. Hệ thống shōen cho phép tích lũy của cải của tầng lớp quý tộc; thặng dư kinh tế có thể được liên kết với sự phát triển văn hóa của thời Heian và "theo đuổi nghệ thuật".[4] Các ngôi chùa Phật giáo lớn trong Heian-kyō Nara cũng đã sử dụng shōen.[5] Việc thành lập các chi nhánh một cách tự nhiên và tích hợp một số đền thờ Thần đạo trong các mạng lưới đền thờ này phản ánh một "sự năng động của tổ chức" lớn hơn.[5]